09:36 - 24/11/2018
Bật mí cách phân biệt các loại gỗ công nghiệp chống ẩm
Hiện nay trên thị trường có khá nhiều loại gỗ chống ẩm với những mức giá và chất lượng khác nhau. Dưới đây là 3 loại gỗ công nghiệp chống ẩm được sử dụng phổ biến nhất. Tin chắc rằng sau khi đọc xong bài viết này các bạn sẽ hiểu thêm về gỗ chống ẩm cũng như lựa chọn được một loại gỗ phù hợp nhất.
1. Gỗ chống ẩm MFC
Nguyên liệu để làm gỗ MFC là các loại cây gỗ ngắn ngày như: bạch đàn, keo, cao su,… Sau khi gỗ được khai thác sẽ được đưa về nhà máy, băm nhỏ thành các dăm gỗ, kết hợp với keo chống ẩm và ép dưới cường độ áp suất cao. Ngoài ra, gỗ MFC còn được phủ một lớp melamine để tạo độ bóng và chống trầy xước. Bề mặt tấm gỗ MFC thường được giả kim loại hoặc giả vân gỗ.
Hiện nay, gỗ sử dụng rộng rãi trong các lĩnh vực như: làm đồ nội thất, quầy bar hay văn phòng bởi:
- Màu sắc gỗ rất phong phú và đa dạng. Có đến hơn 80 màu cho khách hàng tha hồ lựa chọn: trắng, xám nhạt, màu vân gỗ,...
- Giá thành hợp lý.
- Độ bền cao, khả năng chống ẩm tốt.
Dựa vào khả năng chống ẩm, chúng ta có thể chia gỗ MFC thành hai loại: gỗ MFC thường và MFC xanh chống ẩm.
- Gỗ MFC thường: Có thể dùng để sản xuất các sản phẩm như: bàn ghế học sinh, bàn họp, bàn làm việc.
- Gỗ MFC lõi xanh: Đây là loại gỗ có khả năng chống ẩm tốt, chịu nhiệt tốt hơn. Người ta thường sử dụng gỗ MFC lõi xanh ở những nơi có môi trường ẩm thấp hoặc có độ ẩm không khí cao. Tất nhiên, gỗ MFC lõi xanh sẽ có giá thành cao hơn so với gỗ MFC thường.
2. Gỗ công nghiệp chống ẩm MDF
MDF cũng được sản xuất từ những dăm gỗ và được trộn keo chống ẩm. Gỗ có màu xanh nhạt, khác với màu vàng như những loại gỗ công nghiệp thông thường. Gỗ MDF có đặc tính không bị trương nở, không thấm nước, chống ẩm tốt,… Ngoài ra, chúng còn có khả năng chịu lực cao. Hiện nay, gỗ MDF được ứng dụng rất nhiều trong những khu vực có độ ẩm cao như: tủ bếp, vách ngăn nhà vệ sinh,…
Dựa vào nguyên liệu sản xuất, gỗ MDF có thể phân chia thành 2 loại sau:
- MDF trơn: gỗ có bề mặt trơn, khi sản xuất thường được sơn PU.
- MDF chống nước: Đây cũng là loại gỗ MDF trơn, nhưng khi sản xuất gỗ được trộn thêm kéo chống nước. Gỗ rất thích hợp để sử dụng ở nơi có độ ẩm cao hoặc thường xuyên tiếp xúc với nước.
3. Gỗ siêu chống ẩm HDF
Gỗ HDF hay có tên gọi khác là gỗ Black HDF là loại gỗ chống ẩm rất tốt được nhiều khách hàng sử dụng. Nguyên liệu để sản xuất gỗ HDF thường là gỗ nguyên khối được sấy trong nhiệt độ cao (từ 1000 - 2000 độ C). Sau đó, bột gỗ sẽ được trộn với các keo chống ẩm, keo chống nước và ép dưới áp suất cao (850-870 kg/cm2).
Những tấm ván gỗ HDF màu đen được sử dụng tối ưu cho những khu vực đòi hỏi tính chống ẩm cao như: vách nhà vệ sinh, vách trang trí,…
Ngoài 3 loại gỗ công nghiệp trên, các bạn có thể lựa chọn gỗ acrylic. Ngoài khả năng chống ẩm cực tốt, gỗ acrylic còn có độ thẩm mỹ cao. Gỗ có rất nhiều màu sắc và hoa văn cho khách hàng tha hồ lựa chọn.
Đặc biệt, gỗ acrylic có độ bóng rất cao, tạo sự sang trọng và quý phái cho căn phòng nhà bạn.
Mong rằng qua bài viết trên, các bạn độc giả sẽ hiểu thêm về các loại gỗ công nghiệp chống ẩm. Để đặt mua gỗ chống ẩm acrylic chính hãng với mức giá phải chăng nhất, mời bạn nhấc máy và gọi cho chúng tôi theo Hotline: 094.608.9955 hoặc để lại câu hỏi dưới form tại Website: Aldvn.vn, đội ngũ của chúng tôi sẽ phản hồi chỉ sau vài phút